Bài viết này sẽ cung cấp đến các anh/chị các thông tin liên quan đến thủ tục nhập khẩu phần mềm – một dạng hàng hóa đặc biệt, tồn tại dưới dạng vô hình.

Thông thường loại hàng này cũng được vận chuyển theo hình thức đặc biệt – chứa đựng trong các vật dụng chuyên biệt.

Các trường hợp nhập khẩu phần mềm:

  • Phần mềm được gửi qua email hoặc mạng Internet;
  • Phần mềm được ghi, lưu trữ, chứa trong CD, USB, ổ cứng ngoài,…
  • Phần mềm được cài đặt hoặc tích hợp sẵn trên thiết bị nhập khẩu
  • Phần mềm được gửi qua Internet nhưng giấy phép (License) hoặc mã Code được ghi vào 1 giấy bản quyền gửi cho người nhập khẩu.

 

Cách thức thực hiện thủ tục nhập khẩu đối với phần mềm thực ra không hề khó. Sài Gòn Tiến Đoàn chỉ lưu ý về giấy phép con đối với phần mềm nhập khẩu. Cụ thể:

  1. Đối với các phần mềm được lưu trữ trong CD, USB, ổ cứng:
  2. Về việc xin giấy phép con:
  • Căn cứ Điểm 1, Thông tư 95/2006/TT-BVHTT ngày 6/12/2006 của Bộ Văn hóa – Thông tin, quy định:

“Đối với loại sản phẩm nghe nhìn (ghi trên mọi chất liệu) là chương trình hệ điều hành máy tính hoặc là chương trình điều khiển phần cứng, thiết bị máy móc; phần mềm ứng dụng văn phòng, kế toán, kiến trúc hoặc các chương trình xử lý dữ liệu nói chung: Cơ quan quản lý nhà nước về Văn hóa – Thông tin không phê duyệt nội dung, doanh nghiệp nhập khẩu làm thủ tục trực tiếp tại cơ quan Hải quan”.

 

  1. Mã HS

Căn cứ vào Công văn số 667/TCHQ-GSQL ngày 24/02/2005 của Tổng Cục Hải Quan thì việc phân loại mã HS của phần mềm căn cứ theo loại phương tiện chưa phần mềm đó, không phân loại phần mềm được lưu trong đó.

Nếu phần mềm chứa trong CD thì có thể tham khảo tại mã HS: 8523.39.90.00.

Nếu phần mềm chứa trong USB thì có thể tham khảo mã HS: 8523.59.21

Nếu phần mềm chứa trong ổ cứng thì có thể tham khảo mã HS: 8523.59.21.

Tuy nhiên, việc phân loại mã số thuế hàng hóa Công ty cần phải căn cứ vào thực tế hàng hóa nhập khẩu.

  1. Lên tờ khai hải quan và tính thuế:
  • Chỉ cần nhập mã HS của vật chứa phần mềm (do phần mềm không có mã HS)
  • Giá trị khai báo:

+ Giá của vật chứa phần mềm: khai báo theo cách thông thường

+ Giá của phần mềm (giá chính): ghi rõ giá trị tại phần ghi chú

  • Thuế nhập khẩu và VAT của lô hàng chỉ tính căn cứ trên giá trị của vật chứa phần mềm, còn phần mềm thì thuế nhập khẩu và VAT là 0%.

 

  1. Đối với Phần mềm được gửi qua email hoặc mạng internet

Căn cứ theo công văn số 684/GSQL-GQ1 ngày 01 tháng 07 năm 2015

Phần mềm xuất nhập khẩu qua mạng internet không qua địa bàn giám sát của cơ quan hải quan, do vậy không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật hải quan. Cơ quan Hải quan không yêu cầu Công ty phải làm thủ tục hải quan đối với phần mềm xuất khẩu, nhập khẩu qua mạng internet.

 

  • Chia sẻ kinh nghiệm

Khi thực hiện nhập khẩu phần mềm máy tính, chúng ta cần lưu ý một số thông tin sau:

  • Nên vận chuyển bằng đường hàng không (hàng Air) nhằm bảo quản vật chứa phần mềm tốt nhất trong khi chi phí không quá cao.
  • Hợp đồng, invoice, packing list thể hiện rõ phần mềm dùng vào mục đích gì?
  • Hợp đồng, invoice, packing list tách riêng giá trị phần mềm và giá trị vật chứa đựng (CD, USB…) thành 2 mục hàng.
  • Khi truyền tờ khai qua E-Cus, khai báo mã HS phần mềm là 1.

 

Để biết thêm chi tiết, xin liên hệ để được tư vấn miễn phí:

Ms Liệu – 0167 5484 239

Skype: lieu.bich204

Email: lieu.tran@saigontiendoan.com